Social Media Listening là gì? Lĩnh vực nào cần Social Listening
Social Listening là một mô hình kinh doanh biến thể của ngành nghiên cứu thị trường. Và cũng giống như các quy trình nghiên cứu thị trường truyền thống, social media research. Cùng tìm hiểu Social Media Listening là gì trong bài viết sau.
Social Listening là gì? Social listening là một nguồn thu thập những thảo luận của khách hàng để hỗ trợ các kênh online và truyền thông thương hiệu trên mạng xã hội. Từ đó, các brand có thêm cơ sở để:
– Hiểu những gì đang diễn ra đối với thương hiệu
– Hiểu khách hàng, hành vi, xu hướng hay nhu cầu của các đối tượng
– Đưa ra giải pháp ứng phó với rủi ro, khủng hoảng trên mạng xã hội
– Hiểu khách hàng, hành vi, xu hướng hay nhu cầu của các đối tượng
– Đưa ra giải pháp ứng phó với rủi ro, khủng hoảng trên mạng xã hội
Xét về khía cạnh chuyên môn hơn, Marketing chủ yếu tập trung vào 3 yếu tố: thương hiệu, người tiêu dùng và marketing truyền thông. Trong đó, “Người tiêu dùng” luôn là một bài toán khó để tìm lời giải và bạn phải tìm kiếm insight của người tiêu dùng ở mọi nơi trước khi lên kế hoạch marketing truyền thông. Hơn nữa, làm sao để biết được một chiến dịch có đạt mục tiêu đề ra hay không? Đến lúc đó, những nhiệm vụ quản lý, đo lường sẽ được hỗ trợ bởi social listening là gì?, đó là đảm bảo chiến dịch quảng cáo tiếp cận đúng khách hàng, đúng thời điểm và hiệu quả nhất.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, những dịch vụ liên quan đến social listening bao gồm, thứ nhất là quản lý về rủi ro, cơ hội cho thương hiệu và sản phẩm của họ trên social media. Thứ hai là về research theo thành phần, người dùng, bao gồm cả hành vi online. Thứ ba là tăng tương tác nhằm xây dựng brand love và sự ủng hộ.
Những công ty nên áp dụng Social Media Listening thứ nhất là các công ty sử dụng social listening để phát hiện rủi ro, bảo vệ thương hiệu trước khủng hoảng mạng xã hội.
Thứ hai là các doanh nghiệp muốn marketing cho sản phẩm, họ muốn quản lý khách hàng, nhận feedback về chiến dịch và sản phẩm:
– Có 2 loại brands: các công ty B2B và các brand B2C (brand hướng đến người dùng). Các brands B2C hướng đến khách hàng cần research về người dùng, insight, xu hướng và hành vi người dùng và họ áp dụng nó vào các sản phẩm, thương hiệu và đối thủ. Trong khi đó, các brand B2B thường muốn kiểm soát về ngành và đối thủ để hiểu xu hướng đang diễn ra, rủi ro và cơ hội.
Thứ ba là các thương hiệu muốn gia tăng sự tương tác.
Social Listening là một mô hình kinh doanh biến thể của ngành nghiên cứu thị trường. Và cũng giống như các quy trình nghiên cứu thị trường truyền thống, social media research cũng phải trải qua 5 giai đoạn:
1. Thu thập dữ liệu
2. Xuất dữ liệu
3. Phân loại dữ liệu
4. Phân tích dữ liệu
5. Trình bày báo cáo nghiên cứu
Có thể lấy ví dụ về về một nhãn hàng dinh dưỡng ngoại ở Việt Nam, họ theo dõi người tiêu dùng thảo luận về thực phẩm rồi tìm ra được xu hướng của người dùng nên đã phân phối nhiều sản phẩm hơn nữa vào khu vực này.
Có 3 hướng để dự đoán về tương lai của platform này:
- Dashboard và các công cụ vẫn là chìa khóa cho các brands.
- Research giúp các brands đi sâu vào insight đặc biệt là xu hướng, người dùng đang có hành vi như thế nào, thay đổi tâm lý ra sao.
- Đồng bộ dữ liệu vào hệ thống hay công cụ để brand tương tác với người tiêu dùng, hay nói cách khác là marketing dựa trên dữ liệu, trải nghiệm khách hàng.
Social Listening là gì? Có thể nói agency này đang dần chứng tỏ vai trò và sức mạnh rất lớn cho các thương hiệu trên toàn cầu bởi mạng xã hội là nơi tập trung một lượng lớn người tiêu dùng, họ thảo luận, chia sẻ ý kiến hay đánh giá về sản phẩm mỗi ngày. Chỉ có theo dõi và lắng nghe khách hàng mới có thể giúp các nhãn hàng đưa ra sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
Social Media Listening là gì? Lĩnh vực nào cần Social Listening
Reviewed by beosmile
on
tháng 7 24, 2020
Rating:
Không có nhận xét nào: