Occasion-based Marketing: 11 điều các marketers phải biết để kết nối thương hiệu với khách hàng
Occasion-based Marketing từ lâu đã không còn xa lạ khi các doanh nghiệp đã sử dụng chiến lược
này để thúc đẩy doanh thu cho những dịp đặc biệt đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang tính thời vụ. Thế nhưng, dù không còn mới mẻ nhưng có những điều không phải marketer nào cũng đã nắm chính xác và áp dụng tốt vào hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể kết nối thương hiệu của mình với khách hàng giữa rất nhiều đối tủ cạnh tranh cũng đang nỗ lực làm điều đó, cùng tìm hiểu 11 lưu ý về Occasion-based Marketing dưới đây:
1. Occasion-based Marketing là gì?
Occasion-based Marketing là chiến lược các marketer sử dụng, phân thị trường thành các nhóm dựa trên những dịp đặc biệt liên quan đến đặc điểm, hành vi, xu hướng tiêu dùng khách hàng của mình hoặc bối cảnh lựa chọn sản phẩm của họ.
Chiến lược dựa trên nguyên tắc: Khi thương hiệu xuất hiện đúng thời điểm, chạm vào đúng nhu cầu, insight của khách hàng vào thời điểm đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hành vi của khách hàng, thúc đẩy họ mua hàng nhanh hơn. Sự phân đoạn theo từng dịp đặc biệt tập trung vào việc phân chia thị trường dựa trên các sự kiện cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể, khi khách hàng cần một sản phẩm hoặc một dịch vụ.
Revive đã mở rộng dịp uống sản phẩm từ “vận động mạnh/ chơi thể thao” sang “hoạt động mất nước” để tăng lượng tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: vinno.vn |
2. Occasion-based Marketing lấy tiêu thức nhân khẩu học để thu thập thông tin chi tiết của khách hàng phù hợp với tính chất sản phẩm, địa điểm và thời gian
Occasion-based Marketing khẳng định rằng thói quen mua sắm của một khách hàng cá nhân sẽ khác nhau mỗi giờ mỗi ngày – mặc dù phù hợp với một cá nhân hoặc phân khúc sản phẩm nhất định nhưng với mỗi thời điểm, động cơ mua hàng của khách hàng lại không giống nhau.
Occasion-based Marketing tích hợp vào ‘dữ liệu số’ của khách hàng: xu hướng của các hành vi, vị trí, ý định và sở thích theo thời gian thực của họ. Theo chiến lược này, để phân loại khách hàng thành những nhóm nhu cầu dựa trên một số sự kiện quan trọng nhất định trong cuộc sống của một người hoặc cộng đồng của họ như: sinh nhật bạn bè, ngày đầu tiên gặp mặt hoặc các sự kiện đời sống như sinh con đầu lòng, đội tuyển U23 Việt Nam vào chung kết VCK U23 châu Á 2018,...Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thể hiện rằng mình hiểu về cuộc sống xung quanh khách hàng, từ đó khách hàng cảm thấy gần gũi và được kết nối với thương hiệu.
3. Hãy tìm ra nhiều dịp hơn để áp dụng chiến lược Occasion-based Marketing
Có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp của bạn để có thể áp dụng chiến lược Occasion-based Marketing hơn là chỉ thực hiện các chương trình khuyến mãi xung quanh các ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt. Nếu mải mê xây dựng những chương trình khuyến mãi, có thể vô tình sẽ đánh mất sự trung thành của khách hàng. Hãy mở rộng định nghĩa của các sự kiện đặc biệt, không chỉ là các dịp lễ tết.
Dịp ngẫu nhiên hay dịp đặc biệt để khách hàng làm điều gì đó?
Nguyên nhân hoặc lý do để khách hàng làm điều gì đó?
Sự cần thiết, động cơ thúc đẩy khách hàng làm điều gì đó?
Những sản phẩm ăn theo dòng sự kiện Anian Grande hủy show tại Việt Nam. Nguồn: buzzmetrics.com |
4. Occasion-based Marketing là chiến lược dành cho thị trường và các phân khúc khách hàng đã được thiết lập trước đây
Chiến lược này cho biết khung thời gian thích hợp và vị trí để thực hiện các chiến dịch và chương trình khuyến mại khi người mua đang trong giai đoạn có động cơ mua hàng và tiếp nhận thông tin nhiều hơn. Những dữ liệu bán hàng trước đây của doanh nghiệp bạn sẽ là cơ sở để bạn phân chia các nhóm nhu cầu.
5. Occasion-based Marketing tạo ra cơ hội để điều chỉnh giá sản phẩm
Khi doanh nghiệp đã tìm thấy một sản phẩm phù hợp hoàn hảo cho một sự kiện và đã sẵn sàng để tung ra một chiến dịch thì bạn phải kiểm tra xem giá cả có phù hợp cho dịp cũng như phân khúc khách hàng mục tiêu hay không. Có thể đây là "món hời" của đội sale nhưng có thể sẽ gây ra khủng hoảng truyền thông và nhấm chìm thương hiệu của bạn.
6. Occasion-based Marketing mang lại cho thương hiệu một cơ hội
Occasion-based Marketing mang lại cho thương hiệu một cơ hội để các marketer thu hút được thêm khách hàng mới trong khoảng thời
gian ngắn, nó còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, nhận thức về sản phẩm và
tăng cường sự trung thành của khách hàng hiện tại.
7. Occasion-based Marketing mang lại lợi nhuận dài hạn
Không chỉ về mặt doanh thu, chiến lược này mang lại cơ hội cho doanh nghiệp kết nối
khách hàng với thương hiệu và mang lại những lợi ích dài hạn, đầu tư dài hạn, gặt hái kết quả trong tương lai. Một
thương hiệu cần phải tiếp cận với nhu cầu của người tiêu dùng và nếu thương hiệu
không thể tiếp cận được nhu cầu thì hãy tạo ra một offer đủ hấp dẫn để khách hàng ghi nhớ đúng, đủ, sâu.
8. Nên chú ý đến hình thức bên ngoài của sản phẩm
Thiết kế bên ngoài và cách đóng gói sản phẩm chính là một trong những động lực
để người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm đó. Dịp Tết Nguyên Đán, bao bì sản phẩm của bạn sẽ có màu đỏ may mắn? màu vàng tài lộc? Có đào mai đua nở? Có cánh én mùa xuân chứ?
Bao bì sản phẩm của Coca Cola dịp Tết Nguyên Đán năm Mậu Tuất 2018 có hình ảnh én vàng độc đáo. Ảnh: internet |
9. Tận dụng Social Media
Nhiều thương hiệu vẫn
đang phải vật lộn để tận dụng các kênh social media, gây sự chú ý với khách hàng, dành thị phần tiếng nói thương hiệu với đối thủ. Hãy xem xét để tạo ra và promote nội dung về những đề xuất đặc biệt của thương hiệu. Thách thức
dành cho Occasion-based Marketing khi áp dụng trên social media chính là yếu tố
thời gian, tạo áp lực lên team content sản xuất nội dung kịp thời và SEO thì lại có thể mất hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng để đạt được kết
quả cao trong tìm kiếm. Vì thế, hãy xây dựng một chiến lược tốt, dự báo và chủ động kiểm soát các rủi ro không đáng có.
Biểu đồ thống kê xu hướng tiêu dùng trà sữa được Buzzmetrics thu thập lại qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Ảnh: Buzzmetrics.com |
10. Lời khuyên cho bạn khi áp dụng Occasion-based Marketing trên social media của riêng mình
- Xây dựng lịch trình rõ ràng: Xác định tất cả các ngày có tiềm năng liên quan đến khách hàng tiềm năng và phạm vi sản phẩm của bạn để cho phép bạn lập kế hoạch thời gian hiệu quả.
- Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng thông tin chi tiết của Google để xác định các thuật ngữ có liên quan nhất bị ảnh hưởng bởi các sự kiện quan trọng trong chức năng tìm kiếm.
- Nội dung trang web: Xem xét khía cạnh nào trên trang web của bạn sẽ cần phải được sửa đổi để đảm bảo rằng khách truy cập đến từ các tìm kiếm dựa trên cơ sở có thể tìm thấy nội dung có liên quan trong trang web của bạn.
11. Đừng quá lạm dụng Occasion-based Marketing
Xác định thời gian hợp lý để
cung cấp nội dung cho người tiêu dùng và thời gian bạn nên để cho họ do dự, đừng thúc ép vì có thể sẽ tạo ra sự thất vọng lớn. Mỗi dịp đặc biệt của mỗi khách hàng, thương hiệu phải tôn trọng và ghi nhớ điều
đó. Bằng cách chuẩn bị phân phối nội dung, cung ứng sản phẩm đúng thời điểm, thương hiệu
sẽ làm tăng thêm giá trị cho cuộc sống bận rộn của khách hàng, mang lại những giá trị thực cho họ. Đừng là người chú ý gây phiền nhiễu ở các bữa tiệc trong ngày lễ, mà
“hãy là khách mời tuyệt vời mà mọi người đều thích có”.
Thương hiệu phải luôn lắng nghe người tiêu dùng, lắng nghe khách hàng của mình để
tìm ra các thời điểm đặc biệt mới để tìm ra những cơ hội mới để
gắn kết với họ, tạo sự cạnh tranh khác biệt, top of mind khách hàng khi có nhu cầu về sản phẩm doanh nghiệp cung ứng. Và đừng quên theo dõi chủ đề thảo luận của người tiêu dùng trên mạng xã hội, vì đó chính là cách để tìm ra các thời điểm vàng cho thương hiệu chính xác và tiết kiệm chi phí.
Tham khảo nguồn: nanado.edu.vn
Occasion-based Marketing: 11 điều các marketers phải biết để kết nối thương hiệu với khách hàng
Reviewed by Luna Ngo
on
tháng 1 25, 2018
Rating:
Không có nhận xét nào: