Spotify Việt Nam: Cơ hội chiếm thị trường có đấy! Nhưng thách thức cũng không thiếu
Spotify vào Việt Nam khi thị trường âm nhạc trực tuyến tại đây đã gần như bão hòa và quá quen với việc dùng miễn phí. Chính vì thế, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới này đã gặp không ít khó khăn và thách thức khi tấn công thị trường Việt Nam. Mặc dù gây ra cơn sốt trên cộng đồng mạng với các bài thảo luận sôi nổi ca ngợi chất lượng ứng dụng, thế nhưng, Spotify Việt Nam vẫn cần có một chiến lược marketing tổng thể để đảm bảo thành công bền vững.
Những thách thức lớn nhất cho Spotify tại thị trường Việt Nam phải kể đến:
Mức phí Spotify Việt Nam rẻ hơn thị trường khác, nhưng cao gấp đôi Zing Mp3, Nhaccuatui
Với mức phí cho bản Spotify Premium là 59.000 đồng/tháng, Spotify Việt Nam nhanh chóng nhận được nhiều hưởng ứng và chia sẻ từ cộng đồng mạng xã hội rằng mức giá tương xứng với giá trị mà Spotify Việt Nam mang lại cho người dùng và được kì vọng sẽ là ứng dụng nghe nhạc có tương lại tươi sáng tại thị trường này.
Thế nhưng, liệu đây có phải chỉ là "hiệu ứng bầy đàn" khi mà casestudy này đã xảy ra đúng với Netflix và Apple Music tại thị trường nước ta. Khi lượng người dùng thử tăng lên một ngưỡng nhất định, các cuộc thảo luận về ứng dụng sẽ giảm dần, sẽ không còn nhiều các bài tranh luận trái chiều hay thắc mắc về ứng dụng. Mặc dù mức giá 59.000 đồng/tháng là khá thấp với cộng đồng "nghe nhạc có ý thức", thế nhưng vẫn là mức cao so với các ứng dụng tương tự đã có tại thị trường.
So sánh với tài khoảng VIP của 2 trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam là Nhaccuatui và Zing MP3, có thể thấy, dù mức phí của Spotify Việt Nam thấp hẳn so với các thị trường khác trên thế giới nhưng cao đến gấp đôi đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam. Mức phí trên Nhaccuatui và Zing MP3 đối với tài khoản VIP chỉ 30.000 đồng/tháng, 80.000 đồng/3 tháng, 150.000 đồng/6 tháng và 270.000 đồng/năm.
Thêm nữa, hiện tại Spotify Việt Nam đang chỉ áp dụng hình thức thanh toán bằng Visa/MasterCard và nạp qua thẻ cào điện thoại Vietel, không tiện lợi bằng Zing và Nhaccuatui hỗ trợ qua cả các loại ví điện tử như Zalo Pay, Momo,...
Thế nhưng, liệu đây có phải chỉ là "hiệu ứng bầy đàn" khi mà casestudy này đã xảy ra đúng với Netflix và Apple Music tại thị trường nước ta. Khi lượng người dùng thử tăng lên một ngưỡng nhất định, các cuộc thảo luận về ứng dụng sẽ giảm dần, sẽ không còn nhiều các bài tranh luận trái chiều hay thắc mắc về ứng dụng. Mặc dù mức giá 59.000 đồng/tháng là khá thấp với cộng đồng "nghe nhạc có ý thức", thế nhưng vẫn là mức cao so với các ứng dụng tương tự đã có tại thị trường.
So sánh với tài khoảng VIP của 2 trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam là Nhaccuatui và Zing MP3, có thể thấy, dù mức phí của Spotify Việt Nam thấp hẳn so với các thị trường khác trên thế giới nhưng cao đến gấp đôi đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam. Mức phí trên Nhaccuatui và Zing MP3 đối với tài khoản VIP chỉ 30.000 đồng/tháng, 80.000 đồng/3 tháng, 150.000 đồng/6 tháng và 270.000 đồng/năm.
Thêm nữa, hiện tại Spotify Việt Nam đang chỉ áp dụng hình thức thanh toán bằng Visa/MasterCard và nạp qua thẻ cào điện thoại Vietel, không tiện lợi bằng Zing và Nhaccuatui hỗ trợ qua cả các loại ví điện tử như Zalo Pay, Momo,...
Spotify Việt Nam phải đối mặt với thách thức về một thị trường quen với free
Là kẻ đến sau, Spotify Việt Nam lấy "vũ khí" gì để có thể cạnh tranh khác việt với Apple Music, Nhaccuatui và Zing Mp3? Đặc điểm nổi bật nhất thu hút người dùng là trải nghiệm thực sự tốt với các tính năng thông minh vượt trội như gợi ý nhạc hay các playlists theo lịch sử hành vi người dùng. Chính tính năng này đã thể hiện được chất lượng vượt lên đối thủ cạnh tranh.
Với Spotify Việt Nam, người dùng không cần phải hỏi "Hôm nay nghe gì?", ứng dụng đã gợi ý ngay những bài hát được lựa chọn cá nhân hóa.
Đọc thêm:
Với Spotify Việt Nam, người dùng không cần phải hỏi "Hôm nay nghe gì?", ứng dụng đã gợi ý ngay những bài hát được lựa chọn cá nhân hóa.
Đọc thêm:
Thế nhưng, chất lượng sản phẩm là không đủ. Bởi, thị trường Việt Nam đã quá quen với nghe nhạc miễn phí. Ngay cả khi siết chặt việc nghe nhạc có bản quyền thì người dùng vẫn có cách để được nghe nhạc miễn phí. Đó là thách thức lớn nhất, một bài toán khó mà Spotify Việt Nam cần phải giải nếu muốn phát triển bền vững.
Có thể thấy có 3 nguồn thu cho Spotify Việt Nam gồm: thu phí từ bản Spotify Premium, từ quảng cáo và bắt tay với nhà mạng ra mắt gói cước. Thế nhưng, chắc chắn Spotify Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi khách hàng chỉ thích dùng bản miễn phí mà không chịu chi trả cho Spotify Premium, quảng cáo sẽ phải cạnh tranh và kiệt quệ từ Google và Facebook. Những khoản lớn phải chi cho Marketing hay bản quyền không phải con số nhỏ.
Có thể thấy có 3 nguồn thu cho Spotify Việt Nam gồm: thu phí từ bản Spotify Premium, từ quảng cáo và bắt tay với nhà mạng ra mắt gói cước. Thế nhưng, chắc chắn Spotify Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi khách hàng chỉ thích dùng bản miễn phí mà không chịu chi trả cho Spotify Premium, quảng cáo sẽ phải cạnh tranh và kiệt quệ từ Google và Facebook. Những khoản lớn phải chi cho Marketing hay bản quyền không phải con số nhỏ.
Không những thế, dù với bản trả phí Spotify Premium, người nghe vẫn không được cung cấp chất lượng cao lossless, nên ngay lập tức Spotify đã bị đem ra so sánh với Nhaccuatui và Zing Mp3. Còn trên thị trường quốc tế, Spotify vẫn được xem là kẻ dẫn đầu nhưng chất lượng chỉ ngang tầm kẻ đến sau Tidal.
Thách thức lớn nữa phải kể đến số lượng bài hát và playlist của làng nhạc Việt hiện đang giới hạn với những ca khúc của các ca sĩ hạng A khiến lựa chọn của người nghe bị giới hạn rất nhiều. Với thị trường nhạc Việt mới mẻ, trẻ trung, dòng nhạc underground đang lên ngồi thì đây có thể coi là nhược điểm của Spotify Việt Nam.
Và cuối cùng, Youtube, Zing Mp3 hay Nhaccuatui đã ăn sâu vào thói quen nghe nhạc của người Việt. Để có thể thay đổi thói quen này, top of mind khách hàng của mình không phải điều dễ dàng, cần có một chiến lược marketing bài bản với khoản ngân sách lớn, đặt ra một thách thức lớn mà Spotify Việt Nam cần vượt qua.
Thách thức lớn nữa phải kể đến số lượng bài hát và playlist của làng nhạc Việt hiện đang giới hạn với những ca khúc của các ca sĩ hạng A khiến lựa chọn của người nghe bị giới hạn rất nhiều. Với thị trường nhạc Việt mới mẻ, trẻ trung, dòng nhạc underground đang lên ngồi thì đây có thể coi là nhược điểm của Spotify Việt Nam.
Và cuối cùng, Youtube, Zing Mp3 hay Nhaccuatui đã ăn sâu vào thói quen nghe nhạc của người Việt. Để có thể thay đổi thói quen này, top of mind khách hàng của mình không phải điều dễ dàng, cần có một chiến lược marketing bài bản với khoản ngân sách lớn, đặt ra một thách thức lớn mà Spotify Việt Nam cần vượt qua.
Kết luận
Dù sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức nhưng sự kiện Spotify vào Việt Nam đánh dấu bước ngoặt cho thị trường nhạc Việt Nam. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức về một cộng đồng "nghe nhạc có ý thức". Chỉ khi cộng đồng này phát triển, những nghệ sĩ, nhà đầu tư mới có thể yên tâm dồn hết tâm huyết của mình vào các tác phẩm của mình, có kinh phí để có thể phát triển hơn nữa, mang lại nhiều sản phẩm có chất lượng.
Spotify Việt Nam: Cơ hội chiếm thị trường có đấy! Nhưng thách thức cũng không thiếu
Reviewed by Luna Ngo
on
tháng 3 16, 2018
Rating:
Không có nhận xét nào: